Thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ(Extra Low Voltage System). Tuy có tỉ trọng không quá lớn trong công trình nhưng nó lại mang đến các lợi ích rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, mà sẽ có các hệ thống cơ bản làm nền tảng thông tin liên lạc và bảo mật cho công trình
Bản chất của hệ thống điện nhẹ là bao gồm các hệ thống công nghệ cao, do đó hệ thống luôn được cải tiến và nâng cấp vì mục đích sử dụng và sự tiện lợi cho người dùng. 

Dịch vụ thiết kế và thi công hệ thống điện nhẹ của chúng tôi bao gồm các dịch vụ như sau:
  • 1. Hệ thống camera quan sát: Dùng trong ứng dụng quan sát hay giám sát an ninh
  • 2. Hệ thống tổng đài điện thoại: Duy trì kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài hay trong nội bộ
  • 3. Hệ thống âm thanh công cộng (Public Adress): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp
  • 4. Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control):  Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy..
  • 5. Hệ thống âm thanh công cộng (Public Adress): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp
  • 6. Hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống tự động phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó có thể gây ra.
  • 7. Hệ thống báo trộm tự động: phát hiện và báo động khi có sự cố đột nhập nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực của bạn
  • 8. Hệ thống mạng LAN, WAN, INTERNET...
  • 9. Hệ thống âm thanh hội thảo: hệ thống âm thanh dùng trong hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị
  • 10. Hệ thống chấm công (Attendance): Quản lý thời gian làm việc của công nhân viên

Tại sao chọn chúng tôi

  •  Thành Bắc với đội ngũ công nhân viên lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt và thi công hệ thống điện nhẹ.
 
  •  Chúng tôi có bộ máy hoạt với quy mô chặt chẽ, làm việc hiệu quả, được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Với phương châm khách hàng là số 1.
 
  •  Thành Bắc đã không ngừng nỗ lực cố gắng để mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Thành Bắc đã không ngừng lỗ lực vươn lên và lớn mạnh, góp phần không nhỏ cho sự phát triển của xã hội.

Câu hỏi thường gặp

ĐỐI TƯỢNG
Cho các công trình xây dựng nhà cao tầng, Cao ốc văn phòng, Trung tâm thương mại, Chung Cư, Khách Sạn, Văn phòng công ty, Nhà Máy, Nhà Xưởng, Bệnh Viện, Trường học, nhà dân...

NGƯỜI THỰC HIỆN:
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Thành Bắc

HỖ TRỢ ÁP DỤNG:
Tư vấn miễn phí qua điện thoại, Zalo, facebook, Skype

I. KHẢO SÁT & THIẾT KẾ HỆ THỐNG
  • Khảo sát & ghi nhận thông tin Khách hàng 
  • Mục đích sử dụng của khách hàng và yêu cầu thiết bị. 
  • Khảo sát mặt bằng, kết cấu toà nhà vị trí lắp đặt thiết bị. 
  • Điều kiện thi công và chủng loại vật liệu thi công 
  • Các điều kiện có thể ảnh hưởng đến hệ thống. 
  • Thiết kế chi tiết 
  • Vẽ kỹ thuật chi tiết hệ thống. 
  • Loại thiết bị được dùng (biểu giá, tính năng kỹ thuật, thời hạn bảo hành…) 
  • Số lượng thiết bị và các linh kiện đi kèm. 
  • Thời gian thi công. 
 
II. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG
  • Trong quá trình thi công hệ thống điện nhẹ, Thành Bắc dựa trên hồ sơ thiết kế và thực tế kết hợp,... Chủ đầu tư để thi công đảm bảo chất lượng, kỷ thuật, thẩm mỹ cho công trình và an toàn nhất. 
 
III. CHUYỂN GIAO HỆ THỐNG
  • Kiểm tra sự tương thích và ổn định của hệ thống 
  • Nghiệm thu hệ thống 
  • Chuyển giao hồ sơ thiết bị (phiếu bảo hành, tài liệu kỹ thuật…) 
  • Chuyển giao hồ sơ thiết kế lắp đặt
  • Hướng dẫn sử dụng và quản trị. 

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ THÀNH BẮC
Địa chỉ: Số 02 Đường Xương Giang, Phường Trần Phú, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang
VPHN: BT A9, ngõ 409, Tam Trinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội
VPĐN: Số 59 Trần Phú, P Hải Châu 1, Q Hải Châu, TP Đà Nẵng
VPHCM: Số 354/41/6 Phan Văn Trị, P11, Q Bình Thạnh, TPHCM
Điện thoại: 0240 3824757 - Email: info@thanhbac.vn





Quy trình làm việc

Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ trải qua các bước sau:

 
1. Ống điện âm tường.
 
   - Định vị trí, chiều dài, cao, bề rộng đường cắt trên tường. Sau đó dùng máy cắt cầm tay cắt tường theo vị trí đã định trước.
 
   - Lắp đặt ống điện, đóng lưới tường những đường đã cắt nhằm đề phòng bị nứt tường về sau theo đường ống điện lắp trong tường.
 
   - Nghiệm thu đạt yêu cầu, xây dựng tiến hành trát tường.
 
2. Ống điện âm sàn bê tông.
 
   -Dùng nước sơn làm dấu các vị trí hộp nối trung gian trên sàn cốp pha khi đơn vị xây dựng thi công xong cốp pha sàn.
 
  – Đặt các hộp nối theo vị trí đã định, dùng ống điện kết nối các hộp nối lại, tạo thành đường dẫn ống dây điện nguồn cho các thiết bị. Công việc được thực hiện khi sàn đã lắp được 1 lớp thép.
 
   -Nghiệm thu đường ống, hộp nối, đạt yêu cầu tiến hành đổ bê tông sàn.
 
   -Khi đỗ bê tông sàn phải có người trực để xử lý khi có sự cố như: bẹp ống, vỡ ống, mất liên kết, …
 
3.  Lắp đặt hệ thống máng cáp.
 
   -Định vị cao độ, vị trí lắp các giá đỡ máng cáp.
 
  – Gia công các giá đỡ, lắp đặt vào các vị trí đã định vị, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3m đến 1,5m.
 
   -Tại các vị trí máng cáp xuống tủ thì dùng nối ren xuống và nối ren lên, không cắt máng bằng thủ công để ghép tại vị trí chia ngả 3 ngả 4 của hệ thống máng, mà dùng phụ kiện (tê, nối ren, chữ thập,…) chế tạo tại xưởng nhằm tránh trầy xướt cáp điện trong máng cáp.
 
  – Các máng cáp được kết nối đất bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho tuyến cáp.
 
   -Lắp máng và chỉnh sửa.
 
4. Thông ống điện và kéo dây.
 
  Xây dựng tháo cốp pha sàn, dùng dây nilon luồn vào ống điện.
 
  Sau khi trần được trát thì tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển cho các thiết bị.
 
  Dây kéo được đánh dấu từng tuyến, theo màu và pha.
 
5./  Kiểm tra dây và lắp thiết bị.
 
   -Test dây xem có thông mạch, có bị chạm chập trong quá trình kéo dây không, độ cách điện giữa các dây dẫn, độ rò rỉ dòng điện.
 
  – Dây được kiểm tra an toàn trước tiến hành lắp đặt thiết bị.
 
  – Sau khi lắp đặt thiết bị điện hoàn tất thì kiểm tra vận hành thử, dùng amper kẹp xác định dòng từng pha sau đó cân chỉnh dòng pha nhằm đảm bảo sự cân bằng pha trong hệ thống.
 
  – Tủ điện được gắn nhãn, sơ đồ chức năng từng thiết bị trong tủ.
 
6. Tủ điện.
 
  – Vẽ sơ đồ và vị trí lắp đặt các MCB trong tủ và kích thước tủ điện.
 
  – Gia công vỏ tủ điện theo bảng vẽ đã duyệt của chủ đầu tư.
 
  – Lắp đặt các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
 
  – Kiểm tra độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, đảm bảo an toàn điện và thiết bị đóng cắt.
 
   -Lắp đặt tủ vào vị trí của nhà và kết nối các đầu cáp vào – ra tủ.
 
  – Kiểm tra thứ tự pha và độ an toàn điện.
 
7.  Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống.
 
  – Dùng đồng hồ đo điện trở cách điện, kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn  đảm bảo tính an toàn và mỹ thuật của hệ thống điện nhẹ.
 
  – Vận hành hệ thống:
 
 + Đóng điện toàn hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.
 
 + Cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải (đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).
 
  Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật (nếu có).
 
  – Vệ sinh toàn bộ hệ thống.
 
  – Nghiệm thu hệ thống, bàn giao.

Zalo
favebook
favebook
0982.335.335